Học ngành luật kinh tế làm nghề gì?
15:33 04/10/2023Luật kinh tế là một ngành học thu hút rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Vậy học ngành luật kinh tế làm nghề gì? Sinh viên cần chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng nào để có những cơ hội nghề nghiệp tốt trong ngành luật kinh tế. Đây là thắc mắc của nhiều phụ huynh cũng như các bạn sinh viên hiện nay.
I. Luật kinh tế là ngành gì?
Luật kinh tế là ngành học kết hợp kiến thức giữa ngành luật với lĩnh vực kinh tế thương mại. Ngành này tập trung vào việc nghiên cứu áp dụng những quy định chính sách và quy tắc pháp luật vào các hoạt động của kinh tế. Luật kinh tế liên quan đến các quy định và quyền lợi pháp lý của các doanh nghiệp trong thương mại đảm bảo công bằng, quyền lợi của các bên tham gia trong hoạt động kinh tế.
Đồng thời giúp duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế. Các chuyên gia về luật kinh tế chịu trách nhiệm áp dụng các quy định của pháp luật vào môi trường kinh doanh và tư vấn cho các đơn vị tổ chức các vấn đề liên quan đến pháp lý.
Ngành luật kinh tế thường được xét tuyển và thi tuyển theo các khối A00, A01, C00, D01.
Xem thêm: Khám phá: Ngành Luật kinh tế học những môn gì?
II. Những điều cần trang bị trước khi ra trường của sinh viên luật kinh tế
Định hướng nghề nghiệp rõ ràng đây là một vấn đề quan trọng. Hiện nay ngày càng nhiều bạn sinh viên không có định hướng cho tương lai, không biết được bản thân mình thích làm gì và không xác định được khả năng của mình. Do đó, bạn cần phải có những mục tiêu và định hướng rõ ràng là học luật kinh tế làm nghề gì. Như vậy bạn mới có những động lực phấn đấu cho tương lai.
Tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế: Đây là điều mà các sinh viên ngành luật kinh tế cần tích lũy ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các bạn có thể bắt đầu tại những vị trí thực tập part time tại những công ty phù hợp. Đây là một cơ hội để các bạn tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thực tế cũng như rèn luyện kỹ năng mềm để sau khi ra trường dù bạn học luật kinh tế làm nghề gì thì cũng phát triển được.
Hiện nay trong thời buổi hội nhập kinh tế thị trường thì dù học luật kinh tế làm nghề gì, bạn cũng cần trang bị vốn kiến thức ngoại ngữ tốt đặc biệt là tiếng Anh để có thể tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình. Khi có tiếng Anh bạn có thể làm việc tại các công ty nước ngoài cái tập đoàn đa quốc gia với mức lương và chế độ phúc lợi hấp dẫn.
Kỹ năng đọc giúp bạn có thể nghiên cứu nhiều văn bản pháp luật. Đây là đặc thù của ngành luật do bạn phải nghiên cứu rất nhiều tài liệu trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, kỹ năng đọc hiểu trở nên rất quan trọng cho dù bạn học luật kinh tế làm nghề gì đi nữa. Cùng với đó là kỹ năng về soạn thảo các điều khoản hợp đồng cho doanh nghiệp.
Xem thêm: HOT NEWS cho sinh viên: Ngành Luật kinh tế học trường nào?
III. Học ngành luật kinh tế làm nghề gì trong tương lai
Học luật kinh tế làm nghề gì? Đây là mối quan tâm của rất nhiều người. Các vị trí công việc cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành luật kinh tế là:
Thứ nhất là chuyên viên pháp lý, pháp chế: Vị trí công việc này sẽ chịu trách nhiệm xử lý, hoàn thiện các giấy tờ thủ tục có liên quan đến pháp lý trong lĩnh vực kinh tế. Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước đều rất cần sự tư vấn về pháp lý hoặc giải quyết các vấn đề pháp luật phát sinh. Do đó, nhu cầu nhân lực cho vị trí này rất cao.
Thứ hai là luật sư kinh tế: Vị trí này đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm, có khả năng tư vấn giải quyết các vấn đề về pháp luật, tranh chấp. Ở hầu hết các nước, ngành luật sư cũng như luật sư kinh tế rất được coi trọng và có thu nhập cao.
Thứ ba là chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp: Đây là ba vị trí trong cơ quan nhà nước, cơ quan các cấp. Theo đó, Quốc hội là người thực hiện quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Còn đại diện cho hành pháp là chính phủ có trách nhiệm soạn thảo ban bố các quy định pháp luật. Và hoạt động tư pháp sẽ được thực hiện thông qua hệ thống tòa án để xử lý các vi phạm pháp luật giải quyết các tranh chấp xung đột trong lĩnh vực kinh tế.
Thứ tư là giảng viên: Sau khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế nếu bạn có kiến thức và kỹ năng bạn có thể học tiếp lên các cấp học cao hơn và tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, các trường cao đẳng, đại học. Công việc này đòi hỏi kiến thức chuyên môn tâm huyết và đạo đức của nghề giáo
Xem thêm: Học ngành Luật Kinh tế ra làm gì? Cơ hội phát triển trong tương lai
IV. Mức lương của sinh viên ngành luật kinh tế?
Học luật kinh tế làm nghề gì để có lương cao? Mức lương của ngành luật kinh tế phụ thuộc bao nhiêu yếu tố khác nhau như kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, quy mô công ty bạn theo làm. Để đạt được một mức lương mong muốn bạn cần nỗ lực học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trao dồi kiến thức và kỹ năng.
Theo thống kê của của Vietnam Salary thì mức lương trung bình của vị trí chuyên viên pháp lý là khoảng 18,5 triệu đồng/ tháng, mức thấp nhất là 7 triệu và cao nhất là 46 triệu. Luật kinh tế là một ngành học danh giá, chỉ cần bạn có kiến thức và kỹ năng lành nghề, bạn sẽ không phải lo lắng học luật kinh tế làm nghề gì nữa. Mà sẽ có rất nhiều vị trí công việc chào đón bạn.
V. Học luật kinh tế tại Đại học kinh tế quốc dân
Hiện nay có nhiều nơi đào tạo ngành luật kinh tế trên cả nước. Trong đó ngôi trường đào tạo uy tín phải kể đến là đại học kinh tế quốc dân. Đây là ngôi trường hàng đầu với nhiều kinh nghiệm và đội ngũ giảng viên tâm huyết. Trường đã đào tạo ra nhiều nhân tài trong lĩnh vực kinh doanh và trong ngành luật kinh tế.
Hiện nay, ngành luật kinh tế của trường có cả hệ đào tạo chính quy và đào tạo trực tuyến nhằm đáp ứng nhu ngày càng cao của người học. Việc đào tạo trực tuyến giúp người học linh hoạt về địa điểm và thời gian học tập. Hinh thức tuyển sinh đầu vào của hệ đào tạo trực tuyến là xét tuyển không cần thi tuyển. Và khi hoàn thành chương trình học sẽ được cấp bằng tốt nghiệp tương đương đại học chính quy, được chấp nhận rộng rãi ở mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Đăng ký học NEU E-learning ngay: https://decneu.aum.edu.vn/
Luật kinh tế là một ngành triển vọng phát triển trong thời gian sắp tới. Qua bài viết này hy vọng bạn đã định hướng được rằng học ngành luật kinh tế làm nghề gì phù hợp với bản thân mình nhất. Chúc bạn có những lựa chọn đúng đắn và thành công với lựa chọn của mình nhé.
Xem thêm: Luật NEU E-learning và những điều sinh viên chưa biết
Nguồn: glints.com; careerbuilder.vn