Luật Kinh tế – Ngành học đắt giá 2025
11:29 19/02/2025Đứng trước sự phát triển về nhu cầu kinh doanh và các chính sách kinh tế, sự am hiểu về các vấn đề phức tạp liên quan đến pháp lý, pháp luật sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia trong ngành cùng với sự phát triển màu mỡ. Do đó, hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến ngành Luật kinh tế đang được quan tâm, là sự lựa chọn của nhiều bạn học sinh. Từ đó, ngành Luật kinh tế trở thành một ngành học “hot” thu hút các bạn trẻ cùng với đó đây là ngành có tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
1/ Luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế không chỉ nghiên cứu về pháp luật mà còn gắn liền với hoạt động kinh doanh, thương mại, tài chính.
- Nếu Luật Dân Sự tập trung vào các quan hệ cá nhân, thì Luật Kinh Tế điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư, ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước.
- Sinh viên ngành này phải hiểu cả quy tắc pháp lý và cơ chế vận hành của thị trường kinh tế, giúp doanh nghiệp hoạt động đúng luật và hiệu quả.
Ngành Luật kinh tế của NEU E-Learning chú trọng chuyên sâu kiến thức pháp lý và kỹ năng hành nghề luật. Theo học ngành Luật kinh tế, ngoài kiến thức về Luật ở lĩnh vực kinh tế, sinh viên cũng sẽ được trang bị rất nhiều kỹ năng khác nhau để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp.
Chẳng hạn như: kỹ năng thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp; kỹ năng quản trị nội bộ doanh nghiệp; kỹ năng đàm phán, soạn thảo và tổ chức thực hiện các loại hợp đồng trong kinh doanh, thương mại; kỹ năng phân tích, đánh giá, tư vấn và giải quyết các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại…
2/ Triển vọng trong cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành Luật kinh tế
Ngành Luật Kinh Tế đang có triển vọng nghề nghiệp rộng mở, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, hội nhập quốc tế và số hóa ngày càng sâu rộng. Sinh viên ngành này có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn với mức thu nhập ổn định và khả năng thăng tiến cao.
Xu hướng thị trường lao động ngành Luật Kinh Tế
- Tăng nhu cầu tuyển dụng: Khi các doanh nghiệp, tập đoàn mở rộng hoạt động kinh doanh, nhu cầu về pháp chế doanh nghiệp và tư vấn pháp lý ngày càng tăng cao.
- Hội nhập kinh tế quốc tế: Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp lý chặt chẽ, mở ra cơ hội cho chuyên gia luật kinh tế.
- Sự phát triển của kinh doanh số & Fintech: Luật về thương mại điện tử, bảo vệ dữ liệu, tài chính – ngân hàng số đang trở thành lĩnh vực hot, đòi hỏi nhiều chuyên gia pháp lý.
- Tăng cường quản lý và kiểm soát pháp lý: Nhà nước siết chặt quản lý kinh tế, đầu tư, thuế, lao động… nên các doanh nghiệp cần chuyên gia luật kinh tế để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
Cơ hội việc làm dành cho cử nhân Luật Kinh Tế

Ngày càng nhiều các doanh nghiệp đăng ký thành lập và quay trở lại thị trường kinh tế, từ đó mà ngành Luật kinh tế là vô cùng cấp thiết về nguồn nhân lực để đáp ứng đủ cho sự trở lại thị trường. Do đó, Luật kinh tế liên tục được đứng vào danh sách các nhóm ngành có cơ hội làm việc cao, sau khi hoàn thành chương trình học các bạn sinh viên có thể xin việc và đảm nhiệm các vị trí sau đây:
- Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh và đảm bảo các chính sách của Nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế
- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của Luật sư hoặc người hành nghề Luật sư
- Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp cho các tổ chức kinh tế – xã hội hay tại các doanh nghiệp
- Chuyên viên nghiên cứu, giảng dạy về Luật kinh tế tại các cơ quan, trường học
- …
Mức thu nhập dành cho ngành Luật kinh tế thường được quy định bởi tổ chức, doanh nghiệp, công ty nơi bạn công tác và làm việc dựa vào khả năng và trình độ của người ứng tuyển, nhưng sẽ không thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định.
Đối với người mới bắt đầu với ngành nghề sẽ từ 6 – 10 triệu đồng/tháng và người có kinh nghiệm ở các vị trí cao trong phòng ban có thể đạt mức thu nhập 30 – 40 triệu đồng/tháng. Ngoài ra nếu đã có thâm niên trong nghề, các bạn có thể thành lập công ty dịch vụ luật cho các công ty, tổ chức tư nhân thì mức thu nhập có thể cao hơn rất nhiều.
3/ Học ngành Luật kinh tế cần tố chất gì?

Sở hữu những tố chất sau đây thì bạn là một nhân tố tiềm năng cho lĩnh vực Luật kinh tế trong tương lai:
- Đam mê tìm tòi, trí nhớ tốt: các ngành nghề trong xã hội không ngừng thay đổi để thích ứng với sự phát triển, vì thế, các luật sư luôn không ngừng trau dồi vốn kiến thức để bắt kịp sự thay đổi ấy. Việc ghi nhớ tốt các điều, khoản, chương, quy trình, thủ tục tố tụng,… giúp hiểu rõ và dễ dàng áp dụng cho công việc.
- Có tư duy phân tích, logic: đây là tố chất cần có của người làm nghề luật. Việc phân tích, mổ xẻ, xâu chuỗi các khía cạnh giúp nhìn nhận vấn đề khách quan, trung thực. Bên cạnh đó, việc liên kết tốt các điều luật còn giúp đưa ra những giải pháp luật hiệu quả cho khách hàng.
- Có khả năng thuyết phục, giải quyết vấn đề: để có thể làm sáng tỏ nhiều vấn đề, bảo vệ tốt các ý kiến hay bào chữa cho thân chủ, người làm nghề luật phải có khả năng thuyết phục người khác lắng nghe bằng cách đưa ra các giả thuyết làm rõ luận điểm.
4/ Làm thế nào để tự tin cạnh tranh trong ngành Luật kinh tế
Theo số liệu thống kê số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng theo những năm gần đây, tỉ lệ thí sinh tăng đáng kể trong khối ngành Luật kinh tế. Do đó khả năng cạnh tranh trong việc làm tại các công ty, doanh nghiệp tăng lên rất cao. Tuy nhiên, sinh viên cần có được sự tin tin đứng vững trên thị trường, khả năng làm việc chất lượng mới có thể khẳng định được thị trường lao động và thị trường ứng viên có dồi dào hay không.
Bên cạnh đó, để trở thành một trong các ứng viên tiềm năng và rơi vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng bạn cần nghiêm túc trong quá trình học tập, trau dồi trong khi đi học. Hơn thế nữa, bạn cần lựa chọn môi trường phù hợp giúp cho chất lượng đào tạo bài bản và chuyên nghiệp.
5/ Điểm đặc biệt của ngành Luật kinh tế so với các ngành Luật khác

Luật Kinh Tế có phạm vi điều chỉnh rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan đến kinh doanh:
- Luật doanh nghiệp: Thành lập, vận hành, quản lý công ty.
- Luật thương mại: Hợp đồng, mua bán hàng hóa, dịch vụ, nhượng quyền.
- Luật tài chính – ngân hàng: Các quy định về vốn, đầu tư, thuế, bảo hiểm.
- Luật lao động: Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp và người lao động.
- Luật cạnh tranh & chống độc quyền: Ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Điều này giúp cử nhân Luật Kinh Tế có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, không bị giới hạn trong một ngành nghề cụ thể.
Tổng kết
Ngành Luật Kinh Tế có triển vọng rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu tuân thủ pháp luật ngày càng cao. Cử nhân Luật Kinh Tế có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực, từ doanh nghiệp, ngân hàng, hãng luật đến cơ quan nhà nước, với mức thu nhập ổn định và cơ hội thăng tiến tốt. Sinh viên cần trang bị kỹ năng chuyên môn, tư duy pháp lý và ngoại ngữ để nắm bắt cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp lâu dài.
Nếu bạn yêu thích pháp luật và kinh doanh, ngành Luật Kinh Tế là một lựa chọn hấp dẫn!
- Website: https://dec.neu.edu.vn/
- Hotline: 091.745.2118
- Facebook: https://www.facebook.com/chuongtrinhdaotaotuxa/
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@neuelearning